CHƯƠNG NĂM
TRÊN ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP
HOÀN CẢNH MỚI, NHIỆM VỤ MỚI
Cuộc chiến tranh 30 năm đã kết thúc, Cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh đã kết thúc, nhưng hậu quả của nó để lại rất nặng nề. "Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn". Cuộc đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ thành quả cách mạng nhân dân ta đã phải đổi bằng xương, máu với giành được, tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp. Ngoài những khó khăn về kinh tế đã lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá, các thế lực phản động tiếp tục câu kết, ra sức phá hoại, cản trở con đường đi lên của cách mạng nước ta.
Với vị trí đặc biệt quan trọng, miền Đông Nam Bộ trở thành một điểm nóng trong cuộc đấu tranh giai cấp, khắc phục hậu quả chiến tranh diễn ra trên khắp các mặt của đời sống xã hội. Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 9 năm 1977, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định (chưa giải thể) đã cùng ủy ban quân quản các tỉnh, thành phố và lực lượng vũ trang của Bộ tiến hành các nhiệm vụ: tiếp quản, truy quét tàn quân địch, tập trung cải tạo binh sỹ Ngụy, lập lại trật tự xã hội, ổn định đời sống nhân dân và củng cố chính quyền cách mạng. Lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã góp phần thắng lợi bảo vệ các mục tiêu chiến lược, bảo vệ an toàn địa bàn trong cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước (1976). Sau khi có quyết định giải thể của Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tư lệnh Miền (ngày 2 tháng 7 năm 1976), chấp hành quyết định của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Quân khu 7 được kiện toàn tổ chức một cách toàn diện. Địa bàn Quân khu bao gồm: thfnh phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Vũng Tàu - Côn Đảo và Long An. Các đơn vị, cơ quan, nhà trường thuộc quân khu cũng được chấn chỉnh, đảm trách những nhiệm vụ cụ thể theo chức năng và từng khu vực, địa bàn được phân công.
Bên cạnh hàng loạt những khó khăn, phức tạp phải giải quyết sau chiến tranh, các lực lượng vũ trang quân khu phải bước vào cuộc chiến đấu mới: cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam.
Ngay từ tháng 5 năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất chưa được bao lâu, được sự hậu thuẫn của các thế lực phản động bên ngoài, tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sari đã tiến hành xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta. Chúng cho quân bất ngờ nổ súng tiến công các vùng Mỏ Vẹt, Tây Ninh, đánh chiếm đảo Thổ Chu, giết hại, bắt bớ nhiều ngư dân Việt Nam. Từ giữa năm 1976, bọn Pol Pot - Ieng Sari càng bộc lộ rõ bản chất phản động, âm mưu chia rẽ, gây hận thù giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia. Chúng đã ngang nhiên tiến hành hàng loạt các hành động xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên dọc tuyến biên giới Tây Nam.
Trên tuyến biên giới thuộc địa bàn Quân khu 7 bảo vệ, quân Pol Pot đã gây ra nhiều tội ác: giết hại nhiều cán bộ, nhân dân, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em, lùa bắt trâu, bò, thậm chí ngang ngược cho đào, di dời cột mốc biên giới ở Gò Dầu, Cà Tum, bất ngờ tiến công các đồn biên phòng của ta...Để thực hiện âm mưu đen tối, chính quyền Pol Pot đã chia Campuchia ra làm 7 quân khu và hai đặc khu (Phnom Penh và Kampong Som) và một vùng đặc biệt là Kratie, Tổng quân số của chúng từ 18 đến 20 vạn quân chủ lực, 10 vạn quân địa phương. Đối diện với Quân khu 7 là Quân khu Đông (Quân khu 203) của Pol Pot, bao gồm địa bàn các vùng Svay Rieng, Mimot, Prey Veng, Krek. Khi chiến sự nổ ra quân Pol Pot (Khmer Đỏ) đã tập trung lực lượng vào khu vực trọng điểm Quân khu Đông tiếp giáp với Quân khu 7 của ta từ 2 sau tăng lên 7 sư đoàn chủ lực. Bước vào cuộc chiến đấu mới, với một đối tượng tác chiến hôm qua còn là bạn cùng ta đánh đuổi đế quốc giành độc lập, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn đang từng bước khắc phục, một số không ít cán bộ, chiến sỹ có tư tưởng xả hơi sau chiến tranh, chủ quan khinh địch, lơ là cảnh giác, quả là một thử thách to lớn đối với Quân khu 7.
Ngày 30 tháng 4 năm 1977, Khmer Đỏ bất ngờ mở các đợt tiến công cấp sư đoàn trên toàn tuyến biên giới An Giang (Quân khu 9) sát hại nhiều dân thường, tàn phá, cướp bóc nhiều tài sản của dân.
Trước tình hình này, Quân khu 7 đã ra chỉ thị cho lực lượng vũ trang quân khu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân vùng biên giới, không để bất ngờ, bị động, lúng túng. Tháng 5 năm 1977, Bộ Tổng tham mưu cũng đã giao nhiệm vụ cho Quân khu 7 phối hợp với Quân đoàn 4 tác chiến.
Ngày 25 tháng 9 năm 1977, Khmer Đỏ đồng loạt tiến công các chốt của ta trên biên giới thuộc ba huyện Tân Biên, Bến Cầu và Châu Thành (Tây Ninh). Lực lượng tại chỗ của ta đã dũng cảm đánh địch, nhưng do ban đầu mất cảnh giác nên quân và dân nơi đây bị thiệt hại khá nặng.
Sau những trận đánh, tiến công đẩy lùi địch trên toàn tuyến biên giới, ta thu quân về vì thiện chí hòa bình. Nhưng Khmer Đỏ vừa ăn cướp vừa la làng, tiếp tục đeo bám, áp sát tăng quân, thực hành xâm nhập, lấn chiếm, tạo thế giằng co trên biên giới Việt Nam - Campuchia.
Tháng 1 năm 1978, Bộ Tổng tham mưu ra mệnh lệnh 04/ML, nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia. Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương đẩy mạnh công tác chính trị, quân sự, ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình của quốc tế về lập trường, quan điểm tình - lý rõ ràng của ta về vấn đề biên giới.
Tình hình biên giới Việt Nam - Campuchia vẫn tiếp tục diễn biến căng thẳng, phức tạp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tháng 5 năm 1978, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định kiện toàn lại Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Trung tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Thiếu tướng Dương Cự Tẩm làm Phó Chính ủy, các Phó Tư lệnh gồm: Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu, Thiếu tướng Đồng Văn Cống, Nguyễn Hồng Lâm, Đại tá Lương Văn Nho và Nguyễn Thới Bưng.
Đội hình, tổ chức lực lượng vũ trang quân khu, một số đơn vị cũng được điều chỉnh, củng cố và phát triển mới. Quân khu 7 cùng các đơn vị bạn đã liên tục mở các đợt tiến công, đánh thiệt hại nặng nhiều sinh lực địch.
Sau khi được cấp trên điều đi học lớp quân sự cao cấp ở Học viện Quân sự cấp cao Hà Nội (1976 - 1978), tôi trở về Quân khu 7. Cũng thời điểm này, tôi được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 giao nhiệm vụ phụ trách công tác giúp bạn Campuchia. Đây là nhiệm vụ rất tế nhị, khó khăn. Những ngày đầu làm nhiệm vụ, tôi có nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm. Được sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan quân khu, cùng các anh Phùng Đình Ấm (ba Cung), Mười Phiên, Châu Ba, Ba Hên, anh Hồng và nhiều người khác, nên công việc cũng dần quen và thuận lợi.
Cùng với Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4, Quân khu 7 đã tham gia tiến công làm tê liệt Quân khu Đông của Khmer Đỏ, mở ra vùng giải phóng đầu tiên, làm điểm tựa cho bước phát triển mới của cách mạng Campuchia. Ngày 2 tháng 12 năm 1978, tại Snoul, vùng giải phóng Campuchia, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã được thành lập, ra mắt quần chúng, đứng đầu mặt trận là các ông: Heng Samrin, Chea Sim, Hun Sen...Ngọn cờ đỏ với năm ngọn tháp vàng là biểu tượng cho lực lượng cách mạng Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội cách mạng và các tầng lớp nhân dân Campuchia bắt đầu một thời kỳ đấu tranh: tiêu diệt và lật đỏ chính quyền phản động của Pol Pot - Ieng Sari, cứu đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo của chúng, khôi phục và xây dựng lại tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt nam và Campuchia.
Từ đây, lực lượng vũ trang Quân khu 7 cùng các đơn vị, địa phương kết thúc thời kỳ chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước trên tuyến biên giới Tây Nam. Trong đội hình lực lượng vũ trang quân khu, chúng tôi chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN
Đáp lời kêu gọi của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia khẩn thiết yêu cầu Quân đội nhân dân Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia nổi đậy giải phóng đất nước, thoát khỏi họa diệt chủng, với tinh thần quốc tế vô sản, lực lượng vũ trang ta, trong đó có Quân khu 7 đã phối hợp với lực lượng của bạn thực hành Tổng tấn công mùa Xuân năm 1979.
Từ ngày 21 tháng 12 năm 1979 đến ngày 31 tháng 1 năm 1979, Quân khu 7 đã sử dụng ba sư đoàn (5, 302, 303) phối hợp với Quân đoàn 3 và hai trung đoàn Đặc công 113 và 117 của Bộ và lực lượng vũ trang cách mạng của bạn lần lượt đánh chiếm Kratie, Battambang, Kampong Cham, Kampong Thom, Siem Reap và các vùng phụ cận. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, ta và bạn giải phóng thủ đô Phnom Penh. Trước sưc tiến công như chẻ tre của lực lượng cách mạng, quân Khmer Đỏ như ong vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy, những tênđầu sỏ như Ieng Sari, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao của Khmer Đỏ và gia đình, dù biết phnom Penh đã thất thủ, đang ăn trưa tại khách sạn ở thị xã Siem Reap không ngờ quân cách mạng tiến nhanh đến thế. Nghe tiếng xe tăng ta, chúng bỏ chạy thục mạng, để lại trên bàn ăn các giấy tờ tùy thân trong đó có cả giấy xuất cảnh đi nước ngoài. Đất nước Campuchia được giải phóng, họa diệt chủng Pol Pot đã bị xóa bỏ, nhưng một bộ phận địch tháo chạy qua Thái Lan, một bộ phận khác chạy vào các vùng rừng núi lập căn cứ tiếp tục chống phá cách mạng. Đất nước Campuchia sau bốn năm sông dưới chế độ Pol Pot đã trở nên tiêu điều, kiệt quệ bởi một mô hình xã hội quái gở: tiêu diệt người yêu nước, trí thức, thưc hiện một đất nước không trường học, bệnh viện, không có các cơ sở văn hóa, xóa bỏ tiền tệ.....xã hội Campuchia bị đảo lộn toàn bộ, trở thành một nhà tù, một trại tập trung khổng lồ có một không hai trên thế giới. Cảnh tượng bi thảm của nhân dân Campuchia trong những ngày đầu giải phóng làm những người lính tình nguyện Việt Nam hết sức đau lòng: đồng ruộng bị bỏ hoang, nhà cửa bị đốt cháy, nhiều đám ruộng lúa chín vàng nhưng không ai gặt hái. Thay vào đó là cảnh diễn ra trên các trục lộ: đồng bào, kẻ xuôi, người ngược đi bộ, đi bằng mọi phương tện thô sơ, gồng gánh, mang vác đồ đạc, bồng bế nhau trở về quê cũ. Trên những gương mặt đen sạm vì nắng gió, những thân hình đói khát, tiều tụy vẫn còn đọng lại những nét kinh hoàng, sợ hãi vì sự bắn giết, đày đọa của Khmer Đỏ đối với họ. Cơn ác mộng Pol pot, nỗi ám ảnh đe dọa của chúng dù cách mạng đã về, vẫn không phải một sớm, một chiều làm mỗi người dân Campuchia quên được. Tàn quân Pol Pot dựa vào các thế lực phản động tiếp tục tìm mọi cách khôi phục lại lực lượng, nuôi ý đồ quay trở lại thống trị, thực hiện các thủ đoạn chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng đã giành được của nhân dân Campuchia.
Trong hoàn cảnh đó, tháng 2 năm 1979, Chính phủ ta và Chính phủ cách ạmng Campuchia ký hiệp ước hào bình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, cam kết ủng hộ nhau về mọi mặt nhằm tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền độc lập, thốnh nhất toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hòa bình của nhân dân mỗi nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm đoàn kết quốc tế giữa nước ta với Campuchia và Lào: Đông Dương là một chiến trường. Liên minh chiến lược, chiến đấu giữa ba nước Đông Dương là một quy luật tồn tại và phát triển của mỗi nước cũng như của ba nước....Nhân dân ta phải giữ gìn tình hữu nghị trong sáng và truyền thống đoàn kết giữa ba dân tộc, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu giữa ba nước, quyết tâm làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ, xâm lược của bọn đế quốc và phản động quốc tế....
Theo chỉ thị của đồng chí Lê Đức Anh, chúng tôi có ba nhiệm vụ chính:
- Giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, thực lực chính trị, tạo điêu kiện để bạn đứng vững, tự quản lý được đất nước.
- Giúp và phối hợp chặt chẽ với bạn đánh tiêu diệt, làm tan rã hoàn toàn bọn phản động Pol Pot - Ieng Sari.
- Xây dựng mối tình đoàn kết Việt nam - Campuchia bền vững.
Từ quan điểm chủ trương của Đảng, tinh thần chỉ thị của cấp trên, chúng tôi luôn xác định: "Giúp bạn tức là tự giúp mình", làm nghĩa vụ quốc tế cũng là làm nhiệm vụ dân tộc. Ta giúp bạn và bạn cũng giúp ta. Sự giúp đỡ nhau là trên cơ sở bình đẳng về chính trị và nghĩa vụ. Mỗi nước tùy theo khả năng của mình mà làm tốt nhất nhiệm vụ dân tộc và góp phần cao nhất vào nhiệm vụ quốc tế. Trong quá trình công tác giúp bạn, cần tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tránh tư tưởng dân tộc hẹp hòi và cần nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của địch chia rẽ khối đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, chia rẽ hai nước Việt Nam - Campuchia.
Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, một bộ phận lực lượng vũ trang quân khu và các chuyên gia đã triển khai nhiệm vụ, cùng lúc thực hiện hai chức năng là đội quân chiến đấu và công tác.
Thời gian đầu năm 1979, quân tình nguyện Quân khu 7 triển khai đội hình, bố trí thế tiến công các căn cứ điểm còn lại của địch, giải phóng và phát động nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền, xây dựng thực lực cách mạng giúp bạn, phòng thủ chặt biên giới Campuchia - Thái Lan. Để chỉ đạo, chỉ huy tác chiến, giúp bạn mọi mặt. Tiền phương Quân khu 7 được thành lập tại Campuchia, lúc đầu phụ trách 7 tỉnh: Battambang, Siem Reap, Kampong Thom, Kampong Cham, Kratie, Prey Veng, và Svay Rieng do đồng chí Nguyễn Minh Châu, Phó Tư lệnh Quân khu 7 làm Tư lệnh. Sau đó, tiền phương này lại chia: Tiền phương 1 - phía Tây Bắc gồm hai tỉnh Battambang và Siem Reap. Tiền phương 2 gồm năm tỉnh phía Đông Nam do đồng chí Bùi Thanh Vân (Út Liêm), Phó Tư lệnh Quân khu làm Tư lệnh, tôi và anh Hiền làm Phó Tư lệnh.
Tháng 6 năm 1979, Bộ Quốc phòng ta quyết định chuyển Tiền phương quân khu thành hai mặt trận:
- Mặt trận 479 (Bắc Campuchia) gồm các tỉnh Siem Reap và Battambang.
- Mặt trận 779 (Đông Campuchia) gồm các tỉnh: Kampong Cham, Kampong Thom, Kratie, Prey Veng, Svay Rieng. Tôi được Bộ Quốc phòng đề bạt làm Phó Tư lệnh quân khu, kiêm Tư lệnh Mặt trận 779. Các phó tư lệnh gồm các anh: Sáu Hưng, Ba Cung, Chín Tùng, Hai Vọng, Năm Nhỏ, Hai Thoan, (sau này bổ sung các đồng chí Bảy Dũng, Út Đặng, Long (Toàn), Chín Mây làm phó tư lệnh). Các anh trong Bộ Tư lệnh mặt trận 779 đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, công tác. Chuẩn bị gtrieern khai kế hoạch giúp bạn năm 1980 - 1981, chúng tôi suy nghĩ nhiều nên giải quyết vấn đề gì? Tập trung vào khâu nào? Bộ đội ta có kinh nghiệm đánh Pháp, đánh Mỹ, có khả năng giúp bạn xây dựng lực lượng tác chiến đánh địch và làm công tác dân vận, Nhưng khâu quan trọng là giúp bạn xây dựng Tỉnh Đảng bộ mạnh có đủ ban, ngành để lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đủ sức đánh bọn phản động, giữ vững an ninh trật tự, cải thiện đời sống là khâu khó mà bộ đội ta chưa có kinh nghiệm. Tôi về quân khu trao đổi vấn đề này với anh Năm Ngà, Tư Lệnh Quân khu. Anh Năm đồng tình nhận định của tôi, anh cũng đang suy nghĩ nhiều về vấn đề này và cho tôi biết: Bộ Chính trị dã có dự thảo chỉ thị điều chuyên gia Việt Nam sang giúp bạn ở các tỉnh. Tôi lên Đồng Nai tìm gặp anh Ba Bùi (Lê Thành Ba) lúc này anh là phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tôi biết anh có kinh nghiệm xây dựng Tỉnh Đảng bộ địa phương. Tôi và anh Ba Bùi là bạn nối khố từ thời đánh Pháp. Năm 1947, tôi là Chính trị viên Đại đội A, Chi đội 16 đóng quân tại Long Tân, anh Ba Bùi là xã đội trưởng dân quân Long Tân. Chúng tôi trưởng thàng qua chống Mỹ, cùng nhau là Khu ủy viên Khu ủy miền Đông. Tay bắt mặt mừng, tôi đi thẳng vào vấn đề, nêu khó khăn trong việc giúp bạn xây dựng Tỉnh Đảng bộ mạnh toàn diện, đúng sở trường của anh, anh cười, nói lớn: đúng rồi, nếu không làm được việc này thì biết bao giờ bạn mới đứng vững được, và bộ đội ta chết già ở Campuchia sao? Anh nói: khi có chỉ thị của Bộ Chính trị thì anh sẽ cử đoàn chuyên gia tỉnh có đủ đại diện ban, ngành sang giúp tỉnh bạn, còn trước mắt cần gì tôi cứ điện về, Đồng Nai tuy còn khó khăn nhưng sẽ hết mình giúp bạn. Anh Ba Bùi hứa là làm, Đồng Nai cũng như các tỉnh trong cả nước đã chi viện tích cực cho bạn, các đoàn chuyên gia Việt Nam do Đồng Nai cử lên giúp tỉnh Kampong Thom do anh Sáu Nguyện, anh Hai Thông làm trưởng đoàn đều là những đồng chí giỏi, có nhiều kinh nghiệm giúp bạn, được bạn và nhân dân yêu mến. Tôi trở về Mặt trận lòng đầy phấn khởi, vì nhiệm vụ quốc tế giúp bạn có chỗ dựa vững chắc là các cơ quan Quân khu và các tỉnh trong cả nước.
Trong ba tháng, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1980, Quân khu 7 đã thành lập các đoàn quân sự để chỉ đạo thống nhất quân tình nguyện, trên các tỉnh, thành phố: "Đoàn 7701 (Kampong Thom), Đoàn 7702 (Kampong Cham), Đoàn 7703 (Svay Rieng), Đoàn 7704 (Battambang), Đoàn 7705 (Siem Reap), Đoàn 7706 (Prey Veng), Đoàn 7707 (Kratie) và Đoàn 7708 (Thủ đô Phnom Penh)*.
Từ giữa năm 1981, lực lượng vũ trang quân tình nguyện quân khu dần dần được rút gọn. Mặt trận 779 chỉ còn bảy trung đoàn bộ binh, 32 tiểu đoàn bộ binh cơ động địa bàn, 1 trung đoàn và 3 tiểu đoàn binh chủng. Đến cuối tháng 12 năm 1983, có 5 trung đoàn bộ binh và 46 tiểu đoàn cơ động địa bàn, các đơn vị binh chủng và cơ quan không thay đổi. Mặt trận 479 từ cuối năm 1981 trở về trực thuộc Bộ, tới giữa năm 1984 lại trở về trực thuộc Quân khu 7.
Sau khi phân chia địa bàn, bố trí lại lực lượng quân tình nguyện, Quân khu 7 hình thành hai mặt trận: biên giới và nội địa. Quân tình nguyện Quân khu 7 cùng lực lượng vũ trang bạn mở liên tiếp nhiều chiến dịch, cao điểm tiến công tiêu diệt địch, alfm tan rã nhiều sinh lực địch, thu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Đợt phản công mùa khô năm 1981 - 1983, tiến ccoong căn cứ quân sự địch ở vùng sông Sen, Chi Nich, làm tan rã hơn 1000 tên thuộc nhóm "ly khai" Pol Pot và các nhen nhóm phản động khác trong nội địa. Mùa khô 1982 - 1983, ta tiếp tục tiến công địch ở Siem Reap, biên giới Battambang, diệt, phá hủy căn cứ Nong Chan...buộc địch phải lùi sâu vào đất Thái Lan. Trong quá trình liên minh chiến đấu, Quân khu 7 cũng đã tích cực giúp bạn về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế. Ngoài việc phát động quần chúng, ta và bạn tập trung cứu đói, chữa bệnh, giúp nhân dân trở về quê cũ, ổn địhn cuộc sống, xây dựng cácđoàn thể, chính quyền cách mạng ở các phum, sóc....Các phong trào "toàn dân đánh giặc" "toàn dân tham gia xây dựng thực lực cách mạng, củng cố chính quyền, xây dựng xã, ấp vững mạnh" đã có tác dụng tốt, từng bước làm chuyển biến, tạo cho bạn trưởng thành nhiều mặt. Qua thực tiễn chiến đấu, công tác, mối quan hệ đoàn kết giữa ta và bạn càng được củng cố, phát triển, một số tỉnh, khu vực, bạn đã tự đảm đương công việc.
Đất nước Campuchia sau vài năm giải phóng khỏi chế độ đao phủ Pol pot đã dần dần hồi sinh. Các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã được nhân dân Campuchia yêu mến. Ngoài nbhaajn thức chủ quan, tỏ rõ bản chất tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" của mỗi cán bộ, chiến sỹ, kết quả còn do chúng ta đã duy trì, làm tốt công tác chính trị - tư tưởng, có kỷ luật nghiêm minh đối với sai phạm của một số quân nhân gây ra một số vụ việc đáng tiếc xảy ra trên đất bạn.
Trong chiến đấu, công tác, bộ đội và nhân dân Campuchia đã chứng kiến nhiều tấm gương anh dũng hy sinh, tinh thần chịu đựng gian khổ, nhường cơm, sẻ áo của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia Việt Nam. Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ quốc tế, sự giúp đỡ vô tư cả về người và của của ta đã làm nhiều cán bộ Campuchia xũ động, họ nói: "uân đội Việt Nam giúp nhân dân Campuchia mọi mặt không quản một hy sinh nào". Ông Pi Chay, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kampong Cham khi trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, đã nói: "Nếu chúng tôi có cung cấp cho bộ đội Vjeejt Nam thì đó là nước và khí trời".trong những năm 1980 - 1984, trong lúc đất nước ta vẫn còn khó khăn, nhiều nơi phải ăn bo bo thiếu đói, bữa cháo, bữa cơm, chúng ta vẫn san sẻ giúp bạn. Có lần tôi xuống Svay Rieng công tác, gặp 10 xe tải lớn của ta chở gạo sang giúp bạn. Ông Henh Som Cai, lúc đó là Bí thư, Chủ tịch tỉnh Svay Rieng, trước đám đông dân chúng chờ nhận lương thực cứu đói đã nói: "Đây là gạo cứu tế mà nhân dân Việt nam gửi tặng cho chúng ta, chúng ta nhận được gạo này, nhưng lúc này, nhân dân Việt Nam cũng đang còn đói, Việt Nam nhường gạo cho chúng ta cxng là chia phần máu cho chúng ta..."
Nhìn những người dân Campuchia già, trẻ, lớn, bé gầy yếu vì đói và bệnh tật, chúng tôi thương quá, tôi nhớ về Tổ quốc, đồng bào mình tiếp tục giúp bạn, dù một nắng hai sương chống chọi với thiên tai, lụt lội, hạn hán làm ra hạt lúa, củ khoai nhưng vẫn chưa thoát được cảnh đói nghèo.
Trước thắng lợi của ta và bạn, trước sức mạnh đoàn kết giữa hai dân tộc đã được khôi phục, phát triển, bọn phản động Pol Pot hoảng sợ, thường lợi dụng đặc điểm tâm lý người dân đe dọa, rỉ tai tuyên truyền, xuyên tạc: "Việt Nam là xâm lược, là kẻ thù....không thương dân mình"...nhằm lôi kéo, chia rẽ đồng bào tránh né hoặc xa rời ta. Chính vì vậy, ngoài những hành động thực tế diễn ra hàng ngày, công tác vận động, thuyết phục, tuyên truyền cho nhân dân nhận thức rõ tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia, thấy được âm mưu thủ đoạn thâm độc của bọn Pol Pot cũng là một cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia Việt Nam trên đất bạn, do khác về phong tục tập quán, không quen địa hình thời tiết, bất đồng ngôn ngữ nên cán bộ, bộ đội phải kiên trì tìm hiểu tâm tư cán bộ bạn, dân bạn để có chương trình công tác vận động quần chúng. Nhiệm vụ công tác, chiến đấu luôn đan xen, thường trực đòi hỏi một quyết tâm, sự đoàn kết nhất trí, vượt hy sinh, thử thách mới làm tròn, làm tốt. Với đặc điểm hoạt động trên đất bạn có nhiều khó khăn như vậy, trách nhiệm, bản lĩnh, tính năng động, sáng tạo của cán bộ chỉ huy các cấp là rất quan trọng. Nhưng cũng chính trong gian khổ, thử thách, đội ngũ cán bộ ta cũng trưởng thành nhanh chóng. Tại địa bàn Mặt trận 779 phụ trách, ở đâu chúng tôi cũng gặp nhiều cán bộ các cấp miệt mài công việc, nhiệm vụ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong công tác giúp bạn như các đồng chí Tám Tường, Bảy Huệ, Bảy Ga, Bảy Viễn, Mười Nỷ, Hai Sang, Năm Lợi, Bảy Thành...
Nhớ lại vào một ngày giáp tết năm 1983, chúng tôi lên thông qua kế hoạch tổ chức lực lượng ta và bạn đánh quân Pol Pot thuộc Sư đoàn 91 - 92 ở giáp tỉnh Modulkiri. Tới thăm một đơn vị bộ đội ta, chúng tôi phát hiện 80 phần trăm chiến sỹ đều đi chân trần. Hỏi ra mới biết giày phát cho anh em mỗi năm một đôi, nhưng dùng nửa năm đã rách bươm cả rồi, chưa lãnh được. Kiểm tra kỹ thì được biết: quân trang, giày dép quân khu đều phát đủ nhưng chủ nhiệm hậu cần đơn vị chưa phát vì chưa tới đầu năm (định kỳ đầu năm). Chúng tôi liền đình hoãn hành quân một ngày, yêu cầu đơn vị cho xe đi lấy, cấp đủ giày dép cho chiến sỹ. Một bài học về cách làm việc máy móc của cán bộ hâu cần đã được rút kinh nghiệm ngay.
Trong chiến tranh chống Mỹ ác liệt, sự hy sinh, mất mát diễn ra hàng ngày nhưng chúng ta dễ dàng chấp nhận để đánh đuổi bọn xâm lược. Nay đất nước ta hòa bình, dang xây dựng, mọi người đều có gia đình, có hạnh phúc. Còn bên này biên giới, bộ đội ta đang làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn, bộ đội ta tự giác chấp nhận gian khổ, chấp nhận hy sinh, đây là nghĩa cử cao cả, rất đáng trân trọng.
Sau bao năm chiến tranh, ở nước ta hậu quả tàn phá vẫn chưa giải quyết xong, nay lại thêm một giấy báo tử, một chiến thương trở về đều làm cho Đảng ta, nhân dân ta đau buồn. Cho nên chúng tôi thường khuyên bảo nhau: mỗi cán bộ quân tình nguyện phải đề cao trách nhiệm chăm lo tinh thần, vật chất và cả tính mạng cho bộ đội.
Như đã dự kiến, đầu năm 1980, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có chỉ thị các tỉnh phía sau cử đoàn chuyên gia Việt Nam sang giúp bạn Campuchia. Anh năm Ngà, Tư Lệnh Quân Khu, người thủ trưởng đánh giặc giỏi, luôn luôn lo lăng việc chung, sống có tìng có nghĩa với đồng đội, đồng chí, có uy tín lớn với các tỉnh. Anh Năm đi đến từng Tỉnh ủy gặp Tỉnh ủy và Ban ngành tỉnh nêu yêu cầu cụ thể, bàn biện pháp thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, được các tỉnh hoan nghênh, tích cực hưởng ứng thành phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh trong nước và tỉnh bạn. Ở Mặt trận 779 có các sự kết nghĩa giữa:
- Đồng Tháp với Prey Veng.
- Long An với Svay Rieng.
- Đồng Nai với Kampong Thom.
- Sông Bé với Kratie.
- Tây Ninh với Kampong Cham.
- Thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Phnom Penh.
Phong trào kết nghĩa này, cùng với việc các tỉnh phía sau cử đoàn chuyên gia sang giúp các tỉnh bạn, có tác dụng lớn động viên cán bộ và nhân dân bạn cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam chiến đấu chống bọn Pol Pot, xây dựng lại đất nước Campuchia.
Sau thắng lợi mùa khô 1984 - 1985, địch buộc phải chấp nhận thất bại thảm hại về chiến lược. Các chiến dịch phối hợp tiến công địch, các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn đánh thẳng vào tổng hành dinh "Mulinaca", các trụ sở, các căn cứ đầu não và sư đoàn địch (320, 474, 519) đã giúp bạn có bước trưởng thành mới, các đội công tác của bạn đều làm được hai chức năng chiến đấu và công tác, cũng sau mùa khô này, chúng ta tiếp tục giúp bạn kiện toàn tổ chức lại lực lượng. Ta cũng giải thể các đoànq uân sự như: 7703, 7706, 7702 và giao dần cho bạn tự quản lý, đảm đương nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước, tháng 6 năm 1984 và tháng 4 năm 1985 ta tổ chức cho quân tình nguyện rút về nước lần 3 và lần 4.
Trước tình hình địch tăng cường thọc sâu vào đánh phá nội địa, o ép dân chúng, ta và bạn vừa đánh địch, bảo vệ địa bàn, vừa cùng nhau "nỗ lực xây dưng công trình phòng thủ chiến lược biên giới K5 dài 604km dọc theo biên giới giữa Campuchia và Thái Lan", bảo đảm cho bạn phòng ngự biên giới. Quân dân Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam đã đổ nhiều mồ hôi, xương máu, trí tuệ và công sức cho công trình phòng thủ này.
Phối hợp với tiếng súng của Mặt trận 479 bảo vệ các thị trấn, thị xã, bảo vệ giao thông, đánh phá các hành lang, vùng sâu của địch, Mặt trận 779 tiếp tục giúp bạn củng cố cơ sở, ổn định các địa bàn được giao. Mặt trận 779 cũng tổ chức hơn 400 đội công tác xuống tận các cơ sở giúp bạn từng bước làm chủ địa bàn.
Từ những năm 1984 - 1985 công việc bàn giao cho bạn trên địa bàn do Mặt trận 779 đảm trách được tiến hành dần.
Đối với lực lượng vũ trang của bạn, nhất là lực lượng tập trung như đại đội tập trung của huyện, các tiểu đoàn tập trung của tỉnh, được điều động, thay phiên nhau chiến đấu ở các khu vực có địch hoạt động. Chúng tôi chủ trương không cho lực lượng ta và bạn thụ động, "nằm yên" tại chỗ mà tìm địch mà đánh.
Trong một cuộc họp tại Bộ Tư lệnh 719 Tiền phương Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia, do đồng chí Lê Đức Anh chủ trì, có nhiều ý kiến e ngại Mặt trận 779 chuyển giao cho bạn "có sớm không"?, bạn bị địch tập kích, thiệt hại, Mặt trận 779 phải chịu trách nhiệm, trong hội nghị, tôi trình bày quan điểm giúp bạn của chúng tội ở Mặt trận 779 là: mọi hoạt động của bộ đội ta đều phải nhằm vào yêu cầu nâng cao tính tự lực, tự cườgn của bạn. Tích cực giúp bạn, nhưng để cho bạn ỷ lại là sai lầm.Phải tin tưởng vào lực lượng bạn trên địa bàn đã được tổ chức khá tốt. Phải tạo điều kiện cho bạn chiến đấu, nếu không, lực lượng bạn tuy đông nhưng chất lượng không tốt....Khi lực lượng bạn đi chiến đấu, tất nhiên có chuyên gia ta đi kèm, tổ chức sẵn lực lượng ứng phó, giúp bạn tác chiến khi cần thiết. Dù có thể bị mất một vài vị trí trong vài ba ngày, ta vẫn có điều kiện điều động lực lượng đánh địch. Đó làv iệc thông thường sảy ra. Trong phần kết luận, đồng chí Lê Đức Anh không có ý kiến gì về việc Mặt trận 779 bàn giao địa bàn hoạt động cho bạn mà chỉ nhấn mạnh cần phải tạo điều kiện cho bạn tự lực, tự cường, phải cơ động lực lượng chi viện những nơi bạn bị địch uy hiếp. Qua chiến đấu sẽ giúp bộ đội bạn rèn luyện, trưởng thành thêm.
Sau cuộc họp, qua ý kiến tranh luận và tinh thầnh chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, chúng tôi gặp và hỏi ý kiến đồng chí Năm Ngà và được trả lời: chủ trương bàn giao cho bạn là đúng. Nơi nào bạn đã trưởng thành, ta nên dứt khoát bàn giao lại cho bạn đảm trách. Ta không thể làm thay cho bạn mãi được. Các đồng chí cứ làm, quân khu theo dõi và ủng hộ các đồng chí.
Tiếp đó, chúng tôi rất mừng được Quân khu 7 tăng cường thêm một loạt cán bộ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và công tác lên giúp Mặt trận 779. Đặc biiejt, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 còn cử đồng chí Chín Hiền (Võ Minh Như) Phó Tư lệnh quân khu lên trục tiếp chỉ đạo điểm Kampong Thom.
Từ cuối năm 1987 đến đầu năm 1989, Quân khu 7 sau hàng loạt các hoạt động cao điểm, cùng bạn tiến công đich ở khu vực Biển Hồ, Battambang, Siem Reap....thực hiện chủ trương giúp bạn "Vươn lên nắm vững ngọn cờ độc lập, tự chủ của mình, quân tình nguyện chuyển nhanh, chuyển mạnh dứt khoát nhiệm vụ cho bạn để tập trung làm lực lượng cơ động hỗ trợ cho bạn, rút dần lực lương và trang bị kỹ thuật về nước, rút toàn bộ chuyên gia"
Được ta tận tình giúp đỡ và trực tiếp rèn luyện qua từng chiến dịch, trận đánh, đến đầu năm 1988, các lực lượng vũ trang của bạn đã trưởng thành nhanh chóng.
Ở mặt trận 479, sau khi ta bàn giao 15 cụm điểm tựa trên tuyến biên giới cho bạn, rút quân về đứng chân phía sau hỗ trợ, chi viện, địch đã lợi dụng đánh chiếm 10 điểm tựa. Lực lượng vũ trang bạn được ta hỗ trợ đã kiên cường nổ súng đánh địch, giành lại các vị trí đã mất. Địch vẫn tăng cường hoạt động, nhưng bạn đã tổ chức chỉ huy, tác chiến thắng lợi. Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Campuchia đã quyết tâm tự đảm nhiệm cuộc chiến đấu với Khmer Đỏ đến thắng lợi.
Trên địa bàn Mặt trận 779 đảm trách, chúng tôi đã tiến hành bàn giao dần cho bạn tỉnh Prey Veng, Svay Rieng. Thực tế cho thấy tinh thần trách nhiệm của bạn từ trên xuống cao hơn, cán bộ của bạn đi sâu, đi sát quần chúng, làm việc với chất lượng tốt hơn.
Mặt trận 779 tiếp tục bàn giao địa bàn các tỉnh Kampong Cham, Kratie và sau đó bàn giao tỉnh Kampong Thom. Tháng 9 năm 1989, sau khi một nửa số quân tình nguyện và chuyên gia ta rút về nước, nhận thấy lực lượng vũ trang bận đã thực sự phát triển cả về chất và lượng, địch đã không thể lợi dụng, uy hiếp, xoay chuyển được tình thế chiến trường, Bộ Tư lệnh 719 quyết định rút toànb ộ quân tình nguyện về nước và cũng là thời điểm Mặt trận 779 hoàn thành nhiệm vụ bàn giao, bạn đang ở giai đoạn củng cố.
Đây là đợt rút quân tình nguyện cuối cùng của ta từ Campuchia trở về Tổ quốc, quân tình nguyện Quân khu 7 rút về theo đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh) và đường thủy qua Tân Châu (An Giang).
Cuộc rút quân chia tay với bạn của ta được chuẩn bị chu đáo. Đó là một ngày hội lớn của hai dân tộc. Động đảo phóng viên, quan sát viên đã tới chứng kiến, ghi nhận những hình ảnh thấm đượm tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia. Tại các điểm tập kết rút quân, tại thủ đô Phnom Penh và trên đường trở về Tổ quốc, ở đau, những người llisnh tình nguyện Việt Nam cũng được chính quyền các cấp đông đảo nhân dân Campuchia đua tiễn với tình cảm biết ơn, lưu luyến. Trong rừng người, rừng cờ hoa đón tiễn, bên cạnh những nụ cười, chúng tôi xúc động nhìn thấy các mẹ, nhiều chị và các cháu thiếu nhi đã khóc.
Sau 10 năm chiến đáu, công tác những người lính tình nguyện Việt nam trở về Tổ quốc trong vinh dự, tự hào đã không tiếc máu xương mình giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của bè lũ Pol Pot, giúp đất nước của nền văn minh Angkor hồi sinh.
Tạm biệt đất nước Chùa Tháp anh hùng, tạm biệt nhân dân Campuchia đang từng bước xây dựng lại cuộc sống, tạm biệt Biển Hồ, sônh Me Kong, những cánh rừng thốt nốt, vũ điệu Lăm thôn, những ánh mắt, nụ cười của các "thiếu nữ Apsara" xinh đẹp, chúng tôi chỉ mong cho tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nám - Campuchia đời đời bền vững, không còn tái diễn lại "cái nạn Pol Pot" nữa.
THAY LỜI KẾT LUẬN
Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có những kỷ niệm vui, buồn gắn với gia đình, quê hương, đất nước.
Sau hơn nửa thế kỷ tham gia cách mạng, được làm người lính Cụ Hồ phục vụ tổ quốc trong những năm khói lửa chiến tranh, giờ đây, suy nghĩ và nhớ lại quá khứ, cảm nhận hiện tại và tương lai, lòng tôi luôn tràn đầy cảm xúc và tự hào, viết ra cuốn hồi ức lấy tên là "Mẹ và Tổ quốc", hình ảnh thân thương, sâu đậm trong tôi.
Từ nam ra Bắc, từ miền Đông tới miền Tây Nam Bộ, từ Tổ quốc thân yêu sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế, tôi luôn được gặp gỡ và cảm nhận: Người mẹ, một biểu tượng, hiện thân cho sự hy sinh cao cả. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì thắng lợi của cách mạng, các mẹ sẵn sàng cống hiến, chịu đựng gian khổ, nỗi đau trước sự xa cách, hy sinh của chồng, con, em, thậm chí ngay cả đứa chấu cuối cùng của mình để đánh bại kẻ thù cướp nước và bán nước. Các mẹ hy sinh lớn quá, nghìn lần xứng đáng với danh hiệu cao quá "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng"
Trên các chiến trường, mỗi lần được gặp các mẹ, lòng tôi lại trào dâng niềm xúc động, nhớ đến mẹ mình. Câu nói của mẹ khi tiễn tôi đi làm cách mạng ở Nại (Phan Rang) đã ăn sâu vào tâm trí tôi: "Con đi lần này nữa thôi. Hết trận giặc này, con trở về ở luôn với mẹ nghe con".
Nhưng mẹ ơi! trận giặc này kéo dài quá, hết đánh Pháp, đánh Mỹ lại tiếp tục giúp bạn Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sari. Mẹ tôi, cũng như nhiều bà mẹ Việt nam khác, cứ mòn mỏi chờ đợi....Riêng mẹ tôi, ngày 9 tháng 4 năm 1982 đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, thọ 94 tuổi. Trong giờ phút thiêng liêng áy, tôi vẫn không có mặt đưng bên ling cữu mẹ, tiễn mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, về thăm quê hương, ra thăm mộ mẹ, với lòng thương nhớ khôn nguôi, tôi có mấy vần thơ tựa là "Trở về với mẹ".
"Mẹ tiễn con đi đầm đìa nước mắt
Ngày con về cả một giang san
Mắt mẹ sáng lên "con ở nhà luôn với mẹ"
Mẹ ơi! đất nước hòa bình, bờ cõi chưa yên
Nhân dân Campuchia đau thương kêu cứu
Quân tình nguyện Việt Nam lại giục giã lên đường
Dòng sông Mê Kong cuồn cuộn chảy
Tháp Angkor hùng vĩ, uy nghi vẫy gọi
Hình bóng mẹ ngóng con cao vời vợi
Lòng con nhớ mẹ như những năm nào
Mười năm gian lao trở về chiến thắng
Quỳ bên mộ mẹ, cỏ xanh rỳ đá trắng
Gió mùa thổi qua lạnh biết lòng con
Lời hứa năm nào sắt son với mẹ
Lá rụng về cội, sinh ra trên mảnh đất này
Con sẽ về đây, mãi mãi nằm bên mộ mẹ"
Tổ quốc Việt Nam đã trải qua những năm dài chiến tranh, đau thương nhưng cũng thật vĩ đại, đó cũng là động cơ thúc đẩy tôi và đồng đội chiến đấu. Khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi nhận rõ: Đảng tính cao của người Đảng viên đồng nghĩa với việc yêu nước thương dân, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc. Nhận thức này như chấp cánh, kiên định lập trường, ý chí chiến đấu của tôi. Những năm tháng khốc liệt của chiến tranh đã cho tôi cảm nhận: nhân dân ta, già, trẻ, gái, trai, đều sống giản dị, cần cù lao động và giàu lòng nhân ái. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, toàn dân đều trên dưới một lòng, nổi dậy với khí thế long trời, lở đất đánh lại quân thù. Chính tinh thần đoàn kết toàn dân, tinh thần lạc quan tin tưởng vào sự tất thắng của chính nghĩa đã tạo nên sức mạnh vô địch đè bẹp uy thế vật chất, vũ khí, sự tàn bạo của kẻ thù, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Đất thép Củ Chi, quân và dân Củ Chi thời đánh Mỹ là minh chứng, biểu tượng sống động, ngời sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh vô địch khiến kẻ thù khiếp sợ. Bài học cay đắng mà thực dân Pháp, đế quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại nhục nhã là không hiểu và không đánh giá hết được con người và dân tộc Việt Nam.
Bản chất anh hùng, bất khuất của dân tộc ta được thể hiện rõ nét trong chiến tranh, đã và đang được minh chứng tiếp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong suốt chặng đường dài của cách mạng, có hàng triệu nhân chứng lịch sử, trong đó có nhiều người đã nằm xuống hoặc tuổi đã cao, sức yếu. Các thế hệ, những người đi trước đã không quản gian khổ, hy sinh, cầm súng đánh bại kẻ thù cướp nước và bán nước, để lại cho đời nhiều dấu ấn và kỷ niệm.
Chính suy nghĩ xuất phát từ tình cảm thân thương với Tổ quốc, đồng bào, đồng chí, trách nhiệm lương tâm với những người đã ngã xuống, đã tạo cảm hứng, thúc giục tôi làm công việc "Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong" hôm nay.
Do thời gian dài, sự kiện, nhân chứng nhiều, có việc nhớ, việc quên, nên cuốn hồi ký này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong bạn đọc, đồng đọi, đồng chí thông cảm, góp ý. Qua cuốn hồi ký, trong không khí hòa bình hôm nay, tôi cũng như nhiều cựu chiến binh khác, chỉ mong được góp một lời tâm sự với thế hệ trẻ, nhất là thanh niên trong và ngoài quân đội hiểu thêm: Ông cha ta đã có một thời sống và chiến đấu vì Tổ quốc như vậy đẻ tự hào, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như Bác Hồ mong muốn.
Cũng qua cuốn hồi ký, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sự cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ của chính quyền, đồng bào, đồng chí các địa phương: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hà Nội, Vĩnh Yên, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, các tỉnh, thành thuộc Quân khu 9, Quân khu 7, Quân khu Sài Gòn - Gia Định, nơi tôi đã từng sống, chiến đấu và công tác. Nhân đây, tôi cũng xin được bộc bạch cùng bạn đọc lời cảm ơn riêng Bác sỹ Nguyễn Thị Mạnh - Người đồng chí - Người bạn đời yêu quý đã luôn là "điểm tựa" tin cậy của tôi trong suốt chặng đường dài chiến đấu và công tác, giúp tôi yên tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân, quân đội giao phó.
Tôi chân thành cám ơn Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường Quân khu 7, các đồng chí: Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, Đại tá Hoàng Tùng, Đại tá Đinh Văn Huệ và nhiều đông chí khác đã cung cấp tư liệu, cổ vũ, động viên, góp ý trong hơn hai năm để bản thảo cuốn hồi ký này được hoàn thành. Xin cám ơn Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách ra mắt bạn đọc.
Mùa Thu 1997