[justify:13ibx7b7]Nên nhìn theo 2 góc độ bác huuthanh ơi, đúng là lễ hội cồng chiêng là văn hóa tâm linh của các dân tộc Tây Nguyên ở miền Nam, dân tộc Mường ở miền Bắc. Nhưng sự giao lưu, giới thiệu văn hóa bản sắc của dân tộc mình thì cũng tốt và có ý nghĩa đấy chứ, miễn là nó không bị thương mại hóa quá mức, em nói quá mức ở đây vì nếu không có kinh phí thì có muốn cũng khó mà tổ chức giao lưu văn hóa được. Và nếu không có giao lưu văn hóa thì em mãi mãi cũng chỉ biết đến lễ hội Cồng chiêng trên sách vở, chả bao giờ được biết đến những vũ điệu rất Tây Nguyên, vì đơn thuần em chỉ là khách du lịch chứ không phải là nhà nghiên cứu về dân tộc và miền núi
Em nói ví dụ như hát xoan ở Phú Thọ, nếu không được bảo tồn, không đưọc giới thiệu rộng rãi ra công chúng, ra cả nước ngoài nữa thì làm sao mà có thể đệ trình để xin chứng nhận về văn hóa phi vật thể được, hay ngay cả Nhạc Cung đình Huế, rồi hát Quan họ Bắc Ninh cũng vậy thôi. Rồi chợ tình Khâu Vai Hà Giang cũng vậy, nếu đúng thì một năm chỉ có một lần, thật khó có thể có cơ hội tiếp cận
Vì vậy bàn luận về việc xâm thực văn hóa em thấy nó phức tạp lắm, chỉ biết rằng sau đêm hội Cồng chiêng, cả đoàn du lịch của em về mọi người đều rất vui và rất ấn tượng về một sinh hoạt văn hóa của ngừoi Tây Nguyên mà trước đây em và mọi người chỉ được biết qua đài báo, truyền hình thôi.
Tuy nhiên cũng có mặt trái của vấn đề thật bác trentungcayso ạ, năm 2002 bác đi địa điểm nào lại được tổ chức ngoài trời thật thú vị, đốt lửa trại phải đốt ngoài trời mới thú, nhảy múa quanh đống lửa ngoài trời nó mới vui. Đến 2008 em đi thì tổ chức trong nhà, em thấy nó đã có sự pha trộn của cái gọi là "xâm thực văn hóa" rồi, nhưng dù sao vẫn còn nhiều nét riêng, đặc sắc Tây Nguyên (đấy là em thấy thế :grin

. Còn mới đây khi đọc một bài viết phản ánh về thương mại hóa đêm hội Cồng chiêng thì có lẽ cái tính bản sắc chắc lại càng giảm hơn :cry: :cry: :cry:[/justify:13ibx7b7]