Cái chuyện không cho bật flash ở một số nơi được coi là cổ kính hoặc có di vật cổ kính bắt đầu rộ lên trên... toàn thế giới từ sau những năm thập niên 80'sGửi bởi dongdoi_f2
Mà có lẽ cụ thể là sau năm 1986, khi các nhà "phục chế học" của một trường Mỹ thuật Ý chế tác thành công một loại hóa chất mang tính bảo vệ cao - nôm na hiểu là "tạo được một màng cách ly" với không khí bên ngoài tự nhiên (chủ yếu là tránh mật độ hơi nước - ẩm độ)
Cũng cần nói thêm là thực ra, những loại hóa chất như thế đã có từ lâu... Nhưng chỉ là những thứ được áp dụng trong ngành Mỹ thuật và tàng thư (tranh ảnh, giấy tờ, văn bản qúy, tiền xưa, vải vóc, lá cây... ) chứ chưa được mở rộng đến các thứ như vôi gạch cát đá (phù điêu, tượng, kiến trúc gạch, gỗ...)
Những thứ này thì khá... mắc tiền, mà lại có đặc tính là dễ bị tác động bởi sự thay đổi cường độ sáng đột ngột tạm gọi là... "sốc/shock quang học"
Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi trên đường tham quan du lịch ta sẽ gặp những chỗ, ở ngay ngoài sáng trời, nhưng người ta cũng... cấm chụp ảnh hoặc có một bảng đề "No flash" - là vì họ sợ các tay máy du khách nghiệp dư, dùng P&S ở chế độ "all flash" - điều này ta dễ thấy nhất khi hay đi thăm Trung Quốc, hoặc... Ai Cập
Điều đáng nói là... nếu như ở xứ người, người ta áp dụng quy định "no picture" hay 'no flash" mà chả cần nói rõ vì lý do gì, mặc nhiên du khách cũng hiểu được nếu như nhìn thuyết minh hoặc biết "cái vật ấy" có số tuổi từ 3-500 năm trở lên hoặc không thì phải nằm trong tình trạng đang bị xuống cấp, xâm hại nghiêm trọng.
Nhưng ở xứ ta, các "nhà bảo tồn tại chỗ" thì chỉ muốn hiểu là "vì là... cổ vật" nên cấm chụp hình (hoặc ngược lại)
Riêng nhà thờ PK, do đặc thù lịch sử bảo quản của nơi này khá gút mắc và... tế nhị, việc cấm chụp ảnh lại mang một tính chất khác - những người có chức trách không muốn một số góc hình ảnh bị khai tháctheo hướng điều tiếng thị phi (hức, dù họ cũng biết rất rõ là đối với khách, việc càng cấm thì càng...)
Vâng, em "cấm" các Bác kể lại cho ai nghe điều em vừa nói ở trên đấy nhá...![]()